Dịch vụ máy nén khí

Sử dụng máy nén khí thường xuyên tại các doanh nghiệp có thể làm máy bị quá tải, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng và môi trường bị bám đầy bụi bẩn dễ gây ra tình trạng hỏng máy. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các dịch vụ máy nén khí công nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hiện có trên thị trường.

1. Những lỗi thường gặp ở máy nén khí

Hệ thống máy nén khí hoạt động mạnh mẽ, ổn định và có khả năng làm việc liên tục suốt 24/24 mà không cần dừng lại để nghỉ ngơi. Điều quan trọng là chỉ cần thực hiện bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo đúng quy trình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì máy nén khí của bất kỳ hãng nào như: Atlas Copco, Ingersoll Rand, Kaeser, Kobelco, Sullair, Hitachi,… cũng đều có thể gặp các sự cố không mong muốn từ mức độ nhẹ đến nặng. Với kinh nghiệm hơn 13 năm qua, Khí nén Á Châu đã tổng hợp lại cho bạn những lỗi thường gặp của máy nén khí, được nêu cụ thể ở phần dưới đây:

1.1. Máy nén khí lỗi nhiệt độ cao

Máy nén khí thường hoạt động ở mức nhiệt độ từ 75-90 độ C, tùy thuộc vào loại máy cụ thể. Đặc biệt, trong mùa hè tình trạng nhiệt độ cao dễ xảy ra hơn và do một số nguyên nhân sau:
– Nhiệt độ phòng máy nén khí tăng quá cao hoặc hệ thống thông gió trong phòng không thiết kế hợp lý.
– Dầu được sử dụng để bôi trơn và làm mát máy nén khí có nhiệt độ quá thấp.
– Van điều khiển nhiệt độ dầu (còn gọi là van chia nhiệt) trên máy nén khí không hoạt động.
– Dàn làm mát dầu bôi trơn của máy bị bẩn.
– Dầu máy nén khí bị quá bẩn hoặc tắc tại một điểm nào đó mà nguyên nhân thường là không thay dầu theo đúng định kỳ.
– Quạt làm mát trên máy nén khí không hoạt động.

1.2. Dầu lẫn trong khí nén

Khi dầu có trong khí nén, quá trình sản xuất có thể bị gián đoạn. Để xác định nguyên nhân, bạn cần thực hiện kiểm tra như sau:
– Tình trạng tách dầu bị hỏng, khiến dầu bị rò rỉ qua lọc và kết hợp với khí nén.
– Bộ lọc tách dầu có thể bị cũ hoặc hỏng, không còn khả năng giữ dầu lại.
– Ống hồi dầu (đường hút dầu thừa) trong máy nén khí bị tắc nghẽn.
– Nhiệt độ máy nén khí tăng cao, dẫn đến việc làm rách lọc tách dầu.
– Lượng dầu trong máy nén khí vượt quá mức cho phép.
– Sử dụng dầu máy nén khí không đúng loại theo quy định.

1.3. Nước có trong khí nén

Để tìm hiểu tại sao nước lẫn với khí nén, bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra sau:
– Xem xét các van xả nước tự động trong hệ thống khí nén có hoạt động đúng cách không.
– Kiểm tra xem máy sấy khí có hoạt động hiệu quả hay không.
– Đo nhiệt độ điểm sương trong máy sấy khí và kiểm tra xem nó có nằm trong khoảng cho phép không (từ 0°C đến 10°C).
Những bước kiểm tra này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân nước bị lẫn vào khí nén và đưa ra giải pháp thích hợp.

1.4. Hao dầu van hút máy nén khí

Chảy dầu van hút thường xảy ra khi máy nén khí dừng lại hoặc khi máy đang hoạt động nhưng không có tải. Có một số nguyên nhân thường gây ra tình trạng này, bao gồm:
– Máy nén khí dừng không đúng cách.
– Lỗi trong hệ thống bảng điều khiển của máy.
– Lượng dầu trong máy nén khí quá nhiều, gây ra tình trạng tràn dầu.
– Van một chiều hoặc van chặn dầu bị hỏng.

1.5. Máy nén khí bị quá dòng

– Tình trạng máy nén khí bị quá dòng thường xuất hiện vì một số nguyên nhân như sau: thực tế máy nén khí bị quá dòng, dòng điện cấp cho động cơ cao vượt mức quy định, cảm biến đo dòng bị hỏng, phần đầu nén có vấn đề, hoặc bộ lọc tách dầu bị hỏng.
– Khi máy nén khí bị quá dòng thì các thiết bị cảnh báo sẽ ngay lập tức nhận tín hiệu và thông báo trực tiếp lên bảng điều khiển để dừng hoạt động của máy.

1.6. Máy nén khí không đạt áp suất cài đặt

– Bạn thiết lập áp suất cho máy nén khí, nhưng áp suất không đạt đến mức bạn đã cài đặt. Khi điều này xảy ra, máy nén khí của bạn đang bị tụt áp.
– Tụt áp dẫn đến việc không thể cung cấp đủ áp suất cho hệ thống hoặc các thiết bị cần khí nén. Đồng thời, tụt áp cũng dẫn đến sự thất thoát về điện năng tiêu thụ rất lớn.
– Mọi hệ thống khí nén đều có hiện tượng tụt áp, điều này là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tụt áp không nên vượt quá 1 bar. Với các máy nén khí mới hiện nay, hầu hết được thiết kế độ tụt áp không vượt quá 0,1 bar.

1.7. Máy nén khí không chạy

Khi bạn nhấn nút khởi động máy nén khí nhưng không thấy tín hiệu hoạt động, hãy thực hiện kiểm tra những vấn đề dưới đây để tìm hiểu liệu máy gặp sự cố nào:
– Kiểm tra cung cấp điện cho máy nén khí (xem có mất điện áp, mất pha, hay mất nguồn không).
– Xem qua màn hình của máy nén khí để tìm hiểu lỗi (xem mã lỗi, hiển thị nguyên nhân gây ra lỗi hoặc xem đèn báo hiệu lỗi nào đang sáng).
– Kiểm tra xem nút dừng khẩn cấp trên máy nén khí có hoạt động không.
– Kiểm tra xem các rơ le bảo vệ của máy nén khí có bị nhảy và khởi động lại các rơ le này.
– Trong lần đầu tiên lắp đặt và vận hành máy, bạn cần kiểm tra thứ tự của các pha cấp điện cho máy nén khí (nếu ngược pha máy nén khí sẽ không khởi động).

1.8. Áp suất thấp trong hệ thống khí nén

– Áp suất trong hệ thống của bạn được tạo ra bởi sự cân đối giữa cung cầu khí nén. Việc cân bằng áp suất phụ thuộc vào lượng khí nén tạo ra và lượng khí nén sử dụng.
– Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do nhu cầu sử dụng khí nén vượt quá khả năng cung cấp và quá ít khí nén được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2. Các dịch vụ máy nén khí cơ bản

2.1. Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ

– Lợi ích của việc bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí định kỳ:
+ Giúp thiết bị hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ:
Sử dụng máy trong thời gian dài mà không thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng có thể dẫn đến việc các bộ phận máy bị mòn, hoen gỉ, bám đầy bụi bẩn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Điều này làm giảm khả năng làm việc hiệu quả của máy và còn rút ngắn tuổi thọ của nó. Vì vậy mà việc thường xuyên bảo dưỡng sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thọ.
+ Ngăn ngừa sự cố trong quá trình hoạt động:
Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên giúp người dùng nhanh chóng phát hiện các sự cố và lỗi hỏng hóc, từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Điều này đảm bảo rằng máy không gặp phải hỏng hóc nghiêm trọng hơn và giúp tiết kiệm đáng kể chi phí sửa chữa.
– Các hạng mục trong quy trình bảo dưỡng máy nén khí:
+ Làm sạch, làm mát không khí vào, lỗ thông hơi.
+ Bộ lọc không khí.
+ Nhiệt độ hoạt động của máy nén.
+ Dầu máy nén khí.
+ Kiểm tra bình chứa khí.
+ Bôi trơn cho vòng bi.
+ Kiểm tra dây đai.
+ Kiểm tra một số bộ phận khác:
Chú ý đến các vị trí sau thường xuyên hơn như: Mức dầu, tiếng ồn & độ rung, các đồng hồ chỉ số điện.
– Quy trình bảo dưỡng máy nén khí:
+ Bước 1: Kiểm tra vận hành của máy nén khí trước khi tiến hành bảo dưỡng, bảo trì.
+ Bước 2: Thực hiện quá trình sửa chữa máy nén khí.
+ Bước 3: Cho chạy thử sau khi đã bảo dưỡng xong máy.
Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ

2.2. Sửa chữa máy nén khí

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA
1 Máy nén khí không chạy – Nguồn điện máy sử dụng không ổn định, bị mất pha, mất điện áp hoặc mất nguồn.
– Rơ le máy bị nhảy do áp suất trong bình khí nén đạt mức đủ.
– Mô tơ máy nén bị cháy hoặc hỏng.
– Một số nguyên nhân khác như: Cầu chì bị đứt hay máy nén khí bị lắp ngược pha.
– Lỗi từ nguồn điện: Bạn nên kiểm tra lại hệ thống nguồn điện xem phù hợp với yêu cầu của máy về điện áp và pha hay chưa, kiểm tra lại kích thước, độ dài dây dẫn…
– Rơ le bị nhảy: Bạn kiểm tra lại áp suất khí nén trong bình chứa và bật lại rơ le để điều chỉnh áp suất phù hợp.
– Lắp đặt máy ngược pha: Đảo lại vị trí 2 trên 3 pha nguồn cấp cho máy thì máy sẽ trở lại hoạt động bình thường.
2 Máy nén khí bị xì hơi – Bình khí nén bị nứt hoặc thủng.
– Máy nén khí của bạn đã quá cũ khiến cho các chi tiết không ăn khớp với nhau.
– Van xả lắp sai cách, khóa chưa chặt hoặc ống dẫn khí bị nứt.
– Dùng sai nguồn điện: Gây tụt áp suất khí, khí nén đẩy lên không ổn định hoặc bị xì hơi.
– Máy được đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn.
– Xì hơi do bình khí nén: Để kiểm tra, bạn dùng tay rà xung quanh bình, chỗ nào có hơi mát xì ra thì đó là vị trí mà bình bị thủng. Bạn hãy thay thế bình khí nén mới.
– Bị xì hơi do máy quá cũ: Bạn nên thay thế máy nén khí mới.
– Xì hơi do lắp bị sai chi tiết: Xem lại van xả, ống dẫn khí rồi lắp lại cho phù hợp.
– Xì hơi do sai nguồn điện: Dùng nguồn điện khác phù hợp với công suất máy.
– Máy bị xì hơi do nơi đặt: Di chuyển máy ra nơi sạch sẽ, khô thoáng, tránh bụi bặm.
3 Máy nén khí lên hơi chậm hoặc không lên hơi – Nguồn điện không ổn định hoặc bị mất pha, mất áp.
– Máy bị rò rỉ khí nén.
– Ống lọc gió quá bẩn.
– Ống dẫn khí hỏng hoặc bít tắc làm không khí bị dội ngược trở lại lọc khí.
– Máy nén khí quá cũ làm máy bị yếu, lên hơi chậm.
– Do nguồn điện: Kiểm tra nguồn điện và dây nối có ổn định và phù hợp với máy không.
– Máy bị xì hơi: Xem cách khắc phục máy nén khí bị xì hơi ở phần trước.
– Do ống lọc gió: Làm sạch ống lọc gió để không khí đi vào máy dễ dàng.
– Do ống dẫn khí: Kiểm tra, làm sạch hoặc thay mới ống dẫn khí nếu bị bẩn hoặc hỏng.
– Do máy nén khí quá cũ: Bạn nên mua máy mới để đảm bảo hiệu suất công việc.
4 Máy nén khí không tự ngắt được – Bình khí nén hoặc ống dẫn bị nứt thủng, khí nén bị rò rỉ quá nhiều, áp suất trong bình không đạt tới giới hạn để máy tự ngắt kịp thời.
– Đồng hồ đo áp suất bị hỏng, không hiển thị đúng áp suất thực tế.
– Rơ le bị sai lệch chức năng.
– Máy nén khí không tự ngắt do bình khí nén, ống dẫn bị nứt thủng: Cần kiểm tra và thay thế ống dẫn khí, bình khí nén mới.
– Máy không tự ngắt do đồng hồ áp suất hỏng: Đầu tiên bạn nên tắt máy, mở van an toàn để xả hết khí ra rồi thay chiếc đồng hồ mới.
– Nguyên nhân từ rơ le: Kiểm tra rơ le ở hộp đấu điện, dùng vít rơ le để điều chỉnh, ngắt mạch điện cho phù hợp với áp suất khí trong bình.
5 Máy nén khí bị đọng nhiều nước – Do khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
– Dầu máy có nhiệt độ quá thấp nên nước không bay hơi hoàn toàn được mà bị đọng lại trong bình chứa dầu.
– Van xả nước tự động bị hỏng, không thể xả được nước.
– Do khí hậu: Thường xuyên xả nước ngưng tụ ở dưới đáy bình dầu.
– Do nhiệt độ dầu thấp: Điều chỉnh nhiệt độ dầu lên 70 độ để nước bay hơi hết.
– Thay thế van xả nước tự động mới khi bị hỏng.
6 Máy nén khí kêu to, gây ra tiếng ồn – Đặt máy ở nơi không phẳng, gồ ghề.
– Bộ lọc gió bị bụi bẩn, cản trở không khí.
– Dùng dầu bôi trơn không phù hợp làm các bộ phận bị cọ xát vào nhau, gây tiếng ồn.
– Lắp ráp sai: Vòng bi bị nứt, xước, ốc vít lỏng lẻo,…
– Van bị hư hỏng.
– Mối ghép bu lông lỏng, gây va đập trong hộp trục khuỷu.
– Đặt lại vị trí máy ở nơi bằng phẳng, rộng rãi.
– Làm sạch bộ lọc gió để không khí vào máy dễ dàng.
– Dùng dầu bôi trơn có độ nhớt phù hợp với máy.
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết nhỏ như van, vòng bi.
7 Máy nén khí bị nóng nhanh – Do nhiệt độ tại nơi đặt máy quá cao.
– Quạt làm mát bên trong máy bị hỏng.
– Dầu bôi trơn trong máy không đủ, xuống thấp hơn mức cho phép.
– Bộ làm mát dầu bị bụi bẩn, tắc nghẽn.
– Không thay dầu định kỳ cho máy.
– Đặt máy nén ở nơi mát mẻ, lắp thêm thông gió hoặc hệ thống làm mát nếu cần.
– Thay dầu và bảo dưỡng máy định kỳ.
– Dùng loại dầu phù hợp với máy và đảm bảo lượng dầu nằm giữa hai vạch của thang đo dầu.
– Thay quạt làm mát mới nếu quạt cũ bị hỏng.
– Vệ sinh sạch két làm mát dầu để không bị tắc nghẽn do bụi bẩn.
8 Máy nén khí bị chảy dầu van hút – Do tắt máy không đúng cách.
– Van hút hoặc van một chiều bị trục trặc, không đóng kín, khiến dầu bị hút vào ống dẫn khí.
– Cho quá nhiều dầu vào máy, vượt mức cho phép khiến dầu bị tràn ra ngoài.
– Trước khi tắt máy hoàn toàn, để máy chạy không tải vài phút để hạn chế chảy dầu ở van hút.
– Kiểm tra và sửa chữa van hút và van một chiều. Nếu bị hỏng, bạn nên thay mới.
– Đảm bảo lượng dầu trong máy vừa đủ. Nếu quá nhiều, bạn cần xả bớt dầu ra.

Sửa chữa máy nén khí công nghiệp

2.3. Cho thuê máy nén khí

– Lợi ích của việc thuê máy nén khí:
+ Tiết kiệm chi phí đáng kể: Bạn không cần đầu tư nhiều tiền để mua máy mới hay sửa máy cũ để sử dụng. Bạn chỉ phải trả tiền thuê máy nén khí theo thời gian sử dụng và dịch vụ bảo trì của nhà cung cấp.
+ Sự linh hoạt: Bạn có thể chọn loại máy nén khí phù hợp với công việc mình đang làm, từ máy nhỏ đơn giản đến máy lớn phức tạp. Bạn cũng có thể thay đổi loại máy nén khí hoặc thời gian thuê khi có sự thay đổi trong công việc.
+ Chất lượng: Bạn được đảm bảo sử dụng máy có chất lượng cao, được nhà cung cấp kiểm tra và bảo trì định kỳ. Bạn không phải lo lắng về vấn đề kỹ thuật hay an toàn khi dùng máy nén khí.
+ Được hỗ trợ kịp thời: Bạn được hưởng các dịch vụ tư vấn, lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy từ nhà cung cấp. Bạn cũng có thể liên hệ bất cứ khi nào bạn cần giải quyết các vấn đề liên quan đến máy nén khí.
Bảng giá cho thuê máy nén khí mới nhất

2.4. Thiết kế lắp đặt phòng máy nén khí

– Chọn vị trí phòng máy:
+ Cách xa khu vực có bụi hoặc hóa chất.
+ Tránh nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ quá 40 độ C.
+ Có thông gió tốt, giúp gió tươi và gió nóng lưu thông.
+ Gần xưởng sản xuất, không quá xa nơi dùng khí nén.
+ Phòng nên nằm ở tầng 1, thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.
Lưu ý rằng máy nén khí sẽ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí xung quanh, đặc biệt là các loại khí có tính oxy hóa cao như lò đốt than. Những khí này có thể gây ăn mòn, tắc nghẽn hoặc phản ứng với dầu trong máy, làm hỏng các bộ phận như giàn trao đổi nhiệt hay két làm mát dầu. Vì vậy, bạn cần kiểm tra và vệ sinh máy thường xuyên để tránh những hậu quả này.
– Gia cố bệ đặt máy:
Máy nén khí công nghiệp có động cơ điện và được thiết kế trên giàn khung có giảm trấn. Bạn không cần phải gia cố mặt bằng mà chỉ cần đặt máy trên sàn bê tông của nhà máy. Tuy nhiên, bạn nên đặt máy trên bệ cao hơn sàn để dễ dàng bảo dưỡng, thay dầu và giữ máy khô ráo, không bị ướt dầu.
– Thiết kế phần thông gió:
Đây là phần quan trọng nhất trong thiết kế phòng máy nén khí. Được phân làm hai loại máy nén khí làm mát bằng không khí, máy nén khí làm mát bằng nước.
– Thiết kế phần cấp nguồn điện:
Máy nén khí thường có bảo vệ quá dòng nhưng không có bảo vệ ngắn mạch. Để đảm bảo an toàn, bạn cần lắp thêm MCCB (bộ ngắt mạch có vỏ đúc dùng để bảo vệ điện) để bảo vệ máy nén.
Máy nén khí có thể gây sự cố nghiêm trọng khi quay ngược chiều hoặc mất pha. Máy nén piston quay ngược sẽ không làm mát được và bị rơi bánh đà. Máy trục vít quay ngược có thể hỏng ngay chỉ trong vài phút. Máy Turbo quay ngược cũng rất nguy hiểm, nhưng thường đã có bảo vệ chống quay ngược sẵn. Riêng với máy nén trục vít dùng trong nhà xưởng thì có hãng tích hợp sẵn bảo vệ pha, chống quay ngược nhưng có hãng không. Khi thiết kế nguồn điện bạn nên chú ý chống ngược pha tại những nhà xưởng có nguồn điện không ổn định như mỏ than, công trường,…
Hiện nay, hầu hết máy nén khí công nghiệp đã được tích hợp đầy đủ các tính năng bảo vệ quá dòng, ngắn mạch, mất pha.
– Thiết kế phần xả nước thải:
Máy nén khí phải có đường ống xả nước riêng và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn, vì nước xả có chứa dầu máy. Bạn có thể chọn một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Gom nước xả vào bồn kín dung tích tuỳ từng công suất máy (với 03 máy 75 thì nên từ 1000L), để nơi thoáng mát và mở nắp. Hơi nước sẽ bay hơi và dầu sẽ cô đọng trong bồn chứa. Bạn sẽ chỉ cần xử lý lượng nước ít hơn.
+ Cách 2: Dùng thiết bị tách dầu để loại bỏ dầu khỏi nước xả, nước sạch sẽ được thải ra. Bạn phải kiểm tra thiết bị thường xuyên để tránh sự cố thoát dầu ra môi trường. Nếu nhà máy có khu xử lý dầu riêng biệt, bạn có thể dẫn toàn bộ nước thải ra khu xử lý chung.
– Bố trí thiết bị:
Máy nén khí phải để cách nhau và cách tường ít nhất 0,5 m trở lên để tiện cho vận hành và bảo dưỡng. Với máy có công suất trên 37 kw cần cho khoảng cách đủ rộng cho thiết bị nâng hạ như xe nâng tay khi cần thay bi, di chuyển đầu nén hay giàn tản nhiệt.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.